PHÒNG CHỐNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM Ở TRẺ MẦM NON
1. Ngộ độc thực phẩm là gì?
Ngộ độc thực phẩm thường được biết đến với tên gọi ngộ độc thức ăn. Có nghĩa là: các chất độc từ việc tiêu hóa thực phẩm nhiễm bẩn, hoặc từ vi khuẩn, virus và vi sinh vật bám trên thức ăn, hoặc từ các chất độc trong thức ăn như các loại nấm độc. Các vi khuẩn gây bệnh này thường bao gồm khuẩn hình que và E.Coli khiến cho thực phẩm bị nhiễm độc truyền nhiễm thông qua bãi nôn hoặc phân.
2. Tóm tắt triệu chứng
- Tiêu chảy – thường kèm theo máu
- Nôn mửa
- 3. Lời khuyên phòng tránh
- Ăn nhẹ!
Tránh dùng các thực phẩm dạng cứng cho đến khi bạn ngừng nôn – khi bạn đã cảm thấy ngon miệng trở lại, cố gắng ăn miếng nhỏ, ăn ít và ăn các đồ ăn mềm như cơm hoặc bánh mì. Đừng quên uống nhiều chất lỏng – uống ngụm nhỏ và thường xuyên – để giữ cơ thể không bị mất nước.
- Hãy ghi nhớ bốn C!
1.Cleaning -Lau rửa (diệt khuẩn các bề mặt làm việc và các dụng cụ, thiết bị sẽ giúp diệt trừ các vi khuẩn và virus).
2. Cooking-Nấu chín (nấu chín sẽ giúp bạn diệt trừ bất cứ loại vi khuẩn nào).
3. Chilling - làm đông lạnh (nhiệt độ lạnh thích hợp sẽ ngăn vi khuẩn sinh sôi và nhân rộng).
4. Cross-contamination - tránh lây nhiễm chéo (khi các vi khuẩn được truyền từ thức ăn sang thức ăn – một cách trực tiếp bằng việc tiếp xúc, hoặc gián tiếp từ tay sang các dụng cụ nấu bếp).
- Rửa tay thường xuyên!
Rửa tay thường xuyên – đặc biệt là sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị đồ ăn, trước và sau khi ăn – sẽ cải thiện việc vệ sinh chân tay và giúp bạn chặn đứng việc lây lan ngộ độc thực phẩm sang bạn và những người thân yêu của mình..