CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH MÙA ĐÔNG
CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON
Mùa đông đã đến, gần đây ở các trường học đang xuất hiện
một số dịch bệnh thường gặp trong mùa đông như: Sốt vi rút, cảm cúm, ho viêm họng,
viêm phế quản.....đặc biệt là trẻ em, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non, lứa tuổi
mà sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng, nhiều
cháu học sinh phải nghỉ học vài ngày đến hàng tuần. Đường hô hấp chính là nơi
mà nhiều mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn) dễ dàng xâm nhập khi chúng ta hít thở. Đối
với trẻ em đường thở ngắn và hẹp nên mầm bệnh dễ dàng lây lan hơn. Đặc biệt là
trẻ dưới 5 tuổi, bệnh hô hấp thường xuyên tấn công do hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh
nên sức đề kháng và hệ miễn dịch kém. Chính vì vậy, trẻ không đủ sức chống đỡ với
sự tấn công của các mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài, nên trẻ thường mắc các bệnh
như: sốt vi rút, quai bị, ho gà, cúm, viêm họng, viêm phế quản…là những bệnh
thường gặp trong mùa đông, thời tiết lạnh, mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Những
triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc bệnh như sốt, hắt hơi liên tục,
chảy nước mắt, nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu... Nếu ở thể nhẹ,
người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó bệnh tự khỏi. Hiện nay tuy các bệnh về
đường hô hấp đặc biệt là sốt vi rút chưa ở diện rộng, nhưng do dễ lây nhiễm,
nên cần chú trọng đến việc phòng chống bệnh.
Để
giữ cho bé yêu của bạn khỏe mạnh và tránh bị bệnh trong mùa đông, hãy thường
xuyên tuyên truyền với các bé về một số biện pháp phòng bệnh đơn giản như giữ
ấm cơ thể, uống nhiều nước, ăn uống đủ dinh dưỡng và vệ sinh cá nhân hàng ngày.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên giúp đỡ các bé điều chỉnh thói quen sống, hạn chế
tiếp xúc với những chỗ đông người và đặc biệt là dạo bước trên vỉa hè giữa trời
lạnh. Hãy để bé của bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong tiết trời lạnh này
nhé!
Vì sao phải phòng bệnh mùa đông cho trẻ
mầm non?
Trẻ mầm non là đối tượng dễ mắc bệnh
trong mùa đông do hệ miễn dịch của họ chưa được hoàn thiện. Một số nguyên nhân
chính gây ra bệnh cho trẻ như virus cúm, virus viêm phổi, dao động nhiệt độ,
không khí ô nhiễm. Vì vậy, để giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh trong mùa đông, các
phụ huynh và giáo viên cần phải phòng bệnh cho trẻ bằng cách:
1) Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường sạch sẽ
2) Thường xuyên lau dọn, sát khuẩn đồ chơi, nệm, chăn, ga gối, đồ dùng dạng
nhựa
3) Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước, ăn nhiều trái cây để tăng
cường sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh.
4) Thoa kem dưỡng da cho trẻ để giữ ẩm da trong mùa đông khô hanh.
5) Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho phù hợp.
6) Điều trị kịp thời khi phát hiện có triệu chứng bệnh.
7) Tăng cường vận động, hoạt động thể chất hợp lý để giữ cho trẻ luôn khỏe
mạnh.
Ngoài ra, phụ huynh và giáo viên cần tư vấn và hướng dẫn trẻ cách phòng bệnh
mùa đông để trẻ có thể tự bảo vệ sức khỏe của mình.
Những bệnh phổ biến ở
trẻ mầm non trong mùa đông là gì?
Các bệnh phổ biến ở trẻ mầm non trong
mùa đông bao gồm cảm lạnh, viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn và viêm tai
giữa. Để phòng tránh các bệnh này, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:
1. Thông gió và vệ sinh sạch sẽ trong phòng học và khu vực sinh hoạt của trẻ.
2. Đảm bảo môi trường ấm áp, tránh trẻ bị lạnh.
3. Tăng cường dinh dưỡng, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ.
4. Khuyến khích trẻ vệ sinh tay thường xuyên để giảm thiểu lây nhiễm vi khuẩn
và virus.
5. Hạn chế tiếp xúc với những người bị bệnh hoặc có triệu chứng cảm lạnh, viêm
họng.
6. Tăng cường vận động, tập thể dục cho trẻ để cải thiện sức khỏe và tăng cường
hệ miễn dịch.
7. Nếu trẻ có triệu chứng bệnh, cần đưa đến cơ sở y tế để được khám và điều trị
kịp thời.
Các biện pháp phòng bệnh mùa đông cho trẻ
Giữ
ấm
-
Cho trẻ mặc đủ ấm, phụ huynh cần cho trẻ mặc trong cùng là một áo cotton mềm
mại vừa vặn để có thể thấm được mồ hôi và giữ nhiệt độ cơ thể luôn ở mức ổn
định. Tiếp theo, nên mặc cho trẻ một chiếc áo len, hoặc áo nỉ che kín cổ và
ngoài cùng là chiếc áo khoác chắn gió. Độ dày của áo tùy theo nhiệt độ và mức
gió bên ngoài mà thay đổi cho phù hợp đảm bảo trẻ được đủ ấm. Cho trẻ đeo tất,
giầy, găng tay, khăn quàng cổ, mũ đội đầu… để bảo vệ đôi chân, đôi tay, tai và
đầu của trẻ để có thể giữ ấm toàn diện cho trẻ nhỏ trong mùa lạnh.
-
Trong thời tiết giá rét, nhiệt độ xuống thấp các phụ huynh nên hạn chế cho các
bé đi ra ngoài trời. Mặc quần áo đủ ấm, nơi ở được che chắn kín gió và có các
biện pháp làm ấm phòng như điều hòa, đèn sưởi, chăn đắp đủ dầy, Phụ huynh chú ý
theo dõi dự báo thời tiết để có bện pháp đảm bảo thân nhiệt cho trẻ, khi dự báo
thời tiết nhiệt độ thấp dưới 10oC thì phụ huynh cho trẻ nghỉ học và
hạn chế cho trẻ chơi ngoài trời,…
Phòng
bệnh
-
Trẻ mắc bệnh nên được nghỉ học, chăm sóc tại nhà hoặc cơ sở y tế, hạn chế tiếp
xúc với trẻ khác. Phụ huynh cũng nên chủ động cho trẻ đi tiêm phòng đủ các mũi
vắc xin để hạn chế các bệnh theo mùa. Chủ động tiêm phòng các bệnh cho trẻ như
Rubella, cúm...
-
Vệ sinh môi trường sống , vệ sinh cá nhân sạch sẽ cũng là cách để hạn chế những
bệnh gây ra do vi rút, vi khuẩn, nấm mốc. Cần tạo thói quen rửa tay bằng xà
phòng hàng ngày, nhất là sau khi đi học, đi chơi về. Hướng dẫn trẻ cách rửa tay
để đảm bảo bàn tay được sạch sẽ và luyện cho trẻ thói quen không mút tay, không
cho đồ chơi vào miệng.
-
Để phòng da khô nứt nẻ cho trẻ phụ huynh có thể bôi cho trẻ các chất giúp làm
ẩm làm mềm da như Vaserlin, vitamin E, đặc biệt ưu tiên các dầu tự nhiên như
dầu gấc, dầu dừa, tinh dầu hoa hồng,…
Chế
độ ăn uống
-
Dinh dưỡng với trẻ rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào, nhất là vào mùa
lạnh, bởi khi trời lạnh trẻ tiêu hao nhiều năng lượng cho sinh thân nhiệt nhất,
cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E, B2, B6…và các khoáng
chất Sắt, Magie, kẽm, Canci,… giúp trẻ tăng sức đề kháng; phụ huynh cần cho trẻ
ăn thêm đa dạng trái cây, nên chọn những trái cây sẵn có tại địa phương như
cam, quýt, bưởi, táo, chuối, đu đủ, ổi, dưa…
-
Cho trẻ uống nước ấm, uống đủ nước giúp trẻ giữ ấm cơ thể, làm ẩm đường hô hấp,
ẩm da sẽ hạn chế được khô da nứt nẻ, viêm mũi - họng,…
Vận
động hợp
lý
-
Trong mùa lạnh trẻ chủ yếu ở trong phòng kín. Ở trong nhà lâu khiến trẻ dễ bị
mắc bệnh hơn. Trẻ cần được vận động ngoài trời để tăng khả năng thích nghi với
các yếu tố thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây
nhiễm. Trẻ cần được ra ngoài trời tắm nắng hàng ngày vào buổi sáng để hấp thu
vitamin D, phòng ngừa bệnh còi xương. Thời điểm lý tưởng nhất cho trẻ ra
ngoài đón nhận ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh là khoảng 8 giờ đến 9 giờ 30. Tuy
nhiên, cho trẻ chơi ngoài trời cần lưu ý mặc quần áo đủ ấm nhưng vẫn thoáng, để
trẻ khi ra mồ hôi không thấy quá nóng, thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp
thay áo cho trẻ.
Trên đây là một số biện pháp phòng bệnh
cho trẻ vào mùa đông các bậc phụ huynh lưu ý thực hiện tốt để đảm bảo sức khỏe
cho trẻ vào mùa đông.