CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH
1. Chế dộ dinh dưỡng phòng chống dịch bệnh
Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh để cơ thể khỏe mạnh tăng trưởng tốt thể chất
Sử dụng các loại thực phẩm giầu vi chất dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch
Phòng chống, kiểm soát tốt bệnh nhiễm khuẩn: Viêm đường hô hấp, tiêu chảy
Phòng chống, kiểm soát tốt tình trạng thừa cân béo phì và rối loạn chuyển hóa ở trẻ em
Vận động thể lực 60 phút/ngày
Uống đủ nước và ngủ sớm
1.1 Nguyên tắc chế độ dinh dưỡng phòng dịch bệnh
* Nguyên tắc chung
Dinh dưỡng trong phòng chống dịch bệnh quan trọng nhất là dinh dưỡng hợp lí và ăn đa dạng thực phẩm, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. Không có một loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh
* Chế độ dinh dưỡng hợp lí cho trẻ mầm non để phòng chống dịch bệnh
Ăn đủ số lượng thực phẩm theo từng độ tuổi được khuyến nghị (theo tháp dinh dưỡng hợp lí).
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, các chất sinh năng lượng, vitamin và chất khoáng theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi.
Đa dạng thực phẩm, đảm bảo bữa ăn có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới
* Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn, lựa chọn thực phẩm phòng chống dịch bệnh cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non
- Chế độ ăn đủ năng lượng
- Đủ chất đạm vì chất đạm là nguyên liệu chính để tạo ra các kháng thể
- Các vitamin và khoáng chất tham gia quá trình miễn dịchvitamin A, C, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid, omega 3 và probiotic.
- Không có loại thức ăn, hoặc loại thuốc nào có thể ngay lập tức nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể
- Uống đủ nước: Cho trẻ uống đủ nước để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho các hệ cơ quan. Nước giúp hệ thống nhầy ở đường hô hấp hoạt động tốt, bảo vệ được tế bào ở các niêm mạc không bị tổn thương và giảm khả năng kết dính của các tác nhân gây bệnh vào tế bào, giúp hạn chế các vi khuẩn và virus xâm nhập vào hệ hô hấp. Nước giúp các lông chuyển của đường hô hấp mềm mại, có khả năng đào thải bớt các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể, do đó rất quan trọng trong việc phòng lây nhiễm virus.
- Thời gian ngủ và hoạt động hợp lý
- Đảm bảo các nguyên tắc xây dựng thực đơn theo quy định
- Dinh dưỡng trong phòng chống dịch bệnh chính là dinh dưỡnghợp lý theo nguyên tác dinh dưỡng cho từng đối tượng (theo lứa tuổi, theo bệnh mạn tính hiện đang mắc). Chế độ dinh dưỡng hợp lý là quan trọng nhất, ăn đa dạng thực phẩm giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch chứ không có một loại thực phẩm riêng biệt nào có tác dụng phòng ngừa dịch bệnh
- Thực đơn cho trẻ nhà trẻ bao gồm 2 bữa chính và 1 bữa phụ đáp ứng khoảng 60-70% nhu cầu năng lượng trong ngày; Thực đơn cho trẻ mẫu giáo bao gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ đáp ứng khoảng 50 - 55% nhu cầu năng lượng trong ngày.
- Thực đơn đảm bảo cung cấp cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng và có ít nhất 5 trong 8 nhóm thực phẩm, trong đó nhóm chất béo là bắt buộc theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.
- Bữa chính buổi trưa của trẻ em nhà trẻ và mẫu giáo có ít nhất trên 10 loại thực phẩm trong đó có 3 - 5 loại rau củ, đảm bảo định lượng khoảng 60 - 80g rau củ đã được sơ chế và 2 - 3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm (cân đối giữa nguồn động vật và thực vật), đa dạng các loại thực phẩm cung cấp chất đạm động vật, một tuần nên có ít nhất 3 ngày có các món ăn từ nguồn thủy hải sản...
- Các món ăn đa dạng, giàu chất dinh dưỡng, tuỳ theo ẩm thực địa phương, thay đổi cách chế biến, hương vị phù hợp với trẻ em để cung cấp đa dạng các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể.
- Trong mùa dịch, nguồn thực phẩm cung ứng có thể bị hạn chế về số chủng loại thực phẩm vì vậy các cơ sở giáo dục mầm non cần kí kết với một số nhà cung ứng khác nhau để đảm bảo nguồn cung ứng thực phẩm không bị gián đoạn.
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon; Sử dụng các thực phẩm bắt buộc bổ sung vi chất dinh dưỡng: muối được bổ sung i ốt, bột mì được bổ sung sắt và kẽm, dầu thực vật được bổ sung vitamin A (nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ).
- Sử dụng đơn vị thực phẩm thay thế theo hướng dẫn để thay thế thực phẩm khi nguồn cung ứng không đáp ứng do thời tiết, mùa dịch. Sử dụng đơn vị quy đổi thực phẩm của tháp dinh dưỡng cho trẻ 3 - 5 tuổi để thay thế thực phẩm trong trường hợp nguồn thực phẩm không đáp ứng.
Nội dung 2: Bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống lây nhiễm bệnh trong tổ chức bữa ăn bán trú tại cơ sở giáo dục mầm non
Ngoài việc thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm khi tổ chức bữa ăn cho trẻ, cơ sở giáo dục mầm non cần một số lưu ý để phòng dịch như sau:
+ Khi tiếp nhận thực phẩm
Địa điểm nơi giao nhận: nên giao nhận thực phẩm ở khu vực trước cửa kho của khu vực bếp, đảm bảo thông khí.
Các thực phẩm chuyển đến phải được bao gói cẩn thận theo quy định.
Trong điều kiện vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh khi giao nhận thực phẩm, người vận chuyển thực phẩm chuyển thực phẩm đến khu vực giao nhận (được đánh dấu hoặc có biển chỉ báo), bảo đảm khoảng cách ít nhất 2 m; người nhận thực phẩm kiểm tra và nhận thực phẩm. Nên giới hạn số lượng người (nhân viên, tài xế giao hàng) có mặt một lúc ở một thời điểm.
Trong quá trình giao nhận thực phẩm, yêu cầu người giao và người nhận đều phải đeo khẩu trang
+ Khi chế biến thực phẩm
- Sau khi nhận hàng, nhân viên nhà bếp gỡ bỏ bao bì vào thùng rác sau đó rửa tay. Không chạm vào mũi, miệng, mắt, không ăn uống hay chạm vào thực phẩm khác khi chưa rửa tay bằng xà phòng và nước sát khuẩn.
- Tất cả các thực phẩm loại bỏ sau sơ chế cần được chuyển được đựng trong túi nilon vào thùng rác có nắp đậy và chuyển đi bằng lối đi riêng cho rác thải.
- Thực hành vệ sinh tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các qui định khi sơ chế thực phẩm để thực phẩm không bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có khu vực sơ chế riêng cho từng loại thực phẩm
Nhân viên thực hiện rửa tay thường xuyên, đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và phải đeo khẩu trang
Sử dụng các dụng cụ có nắp đậy để đựng thực phẩm sau khi sơ chế và chuyển vào khu vực nấu.
- Đảm bảo khu vực nấu thông thoáng, không sử dụng điều hoà.
- Sau khi nấu xong thực phẩm cần được chia vào các khay thức ăn đậy kín, tốt nhất là khay được đặt trên hệ thống giữ nóng thức ăn.
- Thường xuyên vệ sinh tất cả các bề mặt và dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm; Làm sạch bề mặt bếp bẩn bằng xà phòng và nước sau khi nấu ăn, sàn nhà cần được vệ sinh và khử trùng hàng ngày. Sử dụng sản phẩm khử trùng trên các bề mặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bố trí nơi ăn bảo đảm giãn cách hợp lí
- Phòng học thoáng mát, mở rộng các cửa sổ
- Các bàn ăn cần được kê một cách hợp lí, có lối đi lại và các bàn học nên cách xa nhau 1m.
- Nên chia các xuất ăn vào khay có nắp đậy để đảm bảo thức ăn nóng sốt, ngon miệng.
- Trẻ em rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Từng người một đi theo thứ tự vào bàn ăn theo hướng dẫn của giáo viên, tránh việc đi lại lộn xộn trong lớp học.
- Không nói chuyện lúc ăn. Không đi lại trong lúc ăn.
- Khi ăn xong xếp khay vào các thùng khay bát đũa bẩn.
- Vệ sinh phòng ăn, bàn ăn sau khi ăn.