Các bậc phụ huynh thân
mến!
Thời tiết giao mùa là
điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch
bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ
sức đề kháng yếu. Các con dễ mắc các bệnh viêm nhiễm lây qua đường
hô hấp và tiêu hóa như: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, cúm…
1.Viêm họng cấp tính:
Bệnh thường xảy ra vào
mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi
nuốt, sốt, khàn tiếng, ho do bị kích ứng ở đường hô hấp trên, có thể kèm theo
sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh thường thấy do loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta
nhóm A, có nhiều trường hợp do vi rút. Nếu không được chữa trị hiệu quả, bệnh
có thể dẫn đến viêm phổi, viêm khớp, biến chứng tại cơ tim và van tim.
Chính vì vậy khi có
triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng tiếng...phải đến cơ sở y tế khám và
sử dụng thuốc theo đơn của bác sỹ.
2.Viêm VA:
Biểu hiện của bệnh là:
Sốt trên 38ºC, chảy mũi, lúc đầu chảy mũi trong, loãng, những ngày sau thường
chảy mũi nhầy, mủ, ngạt mũi. Bệnh thường kèm theo ho, nếu có biến chứng viêm
phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều. Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi,
biếng ăn, quấy khóc...
3.Viêm amidan:
Triệu chứng đầu tiên
cảm thấy khó nuốt, đau trong họng, cơn đau đôi khi kéo dài nhiều giờ đồng hồ.
Có thể lạc giọng hoặc mất hẳn giọng nói, trẻ cảm thấy rất mệt mỏi và có thể sốt
cao hơn 38oC. Tình trạng amidan mãn tính nếu không được điều trị kịp thời
có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ và sẽ ảnh hưởng đến chức năng tai của
trẻ.
4.Viêm khí phế quản,
biến chứng viêm phổi:
Bệnh xảy ra khi thay
đổi thời tiết hoặc bị viêm họng, viêm mũi do không chữa trị hiệu quả kịp thời
hoặc theo diễn biến của bệnh... Nhiều trường hợp trẻ mắc bệnh chỉ sổ mũi trong,
ho nhẹ, nếu tình trạng này kéo dài, không điều trị đúng, trẻ dễ bị nhiễm trùng
lan rộng và sâu hơn vào phế quản phổi, phế nang và nhu mô phổi rất nguy hiểm
với các triệu chứng sốt cao, ho khạc, ho đàm đặc, có màu xanh hoặc vàng, trẻ
nằm ì một chỗ, li bì.
5.Cúm:
Trẻ em là nhóm mắc căn
bệnh này nhiều do sức đề kháng chưa hoàn thiện khiến vi rút cúm dễ dàng gây
bệnh. Triệu chứng thường thấy như sốt nhẹ, có thể ớn lạnh, đau đầu, chóng mặt,
ho, đau họng, nghẹt mũi, chán ăn, đặc biệt là hắt hơi nhiều và chảy nước mũi trong.
Tùy theo sức đề kháng của cơ thể mà thời gian bệnh kéo dài hay rút ngắn, giảm
nhẹ hoặc nghiêm trọng hơn. Thậm chí, một số bệnh cúm diễn tiến nhanh và ồ ạt có
thể khiến tử vong.
Vì vậy cần phải đi
thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có triệu chứng như sốt cao, trẻ li bì, ho nặng
tiếng.
6. Sốt Virút:
Sốt virút là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, bệnh thường gặp ở
trẻ em và phụ nữ mang thai, những người có sức đề kháng kém.
Hiện nay dịch bệnh sốt vi rút là
loại bệnh đang phổ biến trong trường học và trong cộng đồng, nếu không được
phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng: trụy tim mạch, nhiễm
khuẩn…..
* Đường lây truyền:
bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua dịch tiết mũi họng, do tiếp xúc với người
mang bệnh trong khi nói chuyện, ho, hắt hợi thì bắn nước bọt sang người lành và
gây bệnh.
* Triệu chứng của bệnh sốt virút
- Sốt cao: Đây là
biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virus, thường từ 38 đến 39 độ C,
thậm chí 40-41 độ C. Trong cơn sốt, trẻ thường mệt mỏi và ít đáp ứng với các
loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol... Khi hạ sốt, trẻ lại tỉnh táo,
chơi bình thường.
- Đau mỏi toàn thân: Ở trẻ lớn thì đau cơ bắp nên trẻ thường kêu
đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc.
- Đau đầu: Một số trẻ có thể đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo, không kích
thích, vật vã.
- Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện của viêm long đường hô hấp như ho, chảy nước
mũi, hắt hơi, họng đỏ...
- Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt do virus
đường tiêu hóa, cũng có thể xuất hiện muộn hơn vài ngày sau khi sốt với đặc
điểm là phân lỏng, không có máu, chất nhầy.
- Viêm hạch: Các hạch vùng đầu, mặt, cổ thường sưng to, đau có thể nhìn
hoặc sờ thấy.
- Phát ban: Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện
ban thì sẽ đỡ sốt.
- Viêm kết mạc: Kết mạc có thể đỏ, có dử mắt, chảy nước mắt.
- Nôn: Có thể trẻ nôn nhiều lần nhưng thường xuất hiện sau
khi ăn, không có các biểu hiện nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng trên thường xuất
hiện rất rầm rộ và sau 3-5 ngày sẽ giảm dần rồi mất đi, trẻ trở lại khỏe mạnh.
* Phòng bệnh.
- Sốt virus là bệnh dễ lây, nhất là
trong gia đình và trường học. Nên hạn chế tiếp xúc với người bị sốt.
- Đeo khẩu trang khi đi ra đường,
giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.
- Khi HS bị sốt, nếu đang đi học, cần cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết sốt,
tránh lây cho các bạn khác.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhỏ mắt, mũi bằng
nước muối sinh lý tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp.Ăn nhiều hoa quả giàu
vitamin C để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Hạn chế dùng điều hòa nhiệt độ,
giữ vệ sinh ăn uống cho bé.
Sốt virus chưa có thuốc đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng. Để hạ sốt,
thường dùng paracetamol liều 10 mg/kg, 6 giờ một lần.
7. Để phòng bệnh cần:
- Giữ ấm khi thời tiết
trở lạnh, nhất là khi đi chơi ngoài trời vào buổi tối hoặc đi học vào buổi sáng
sớm, ở các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
- Không nên tiếp xúc
với người có biểu hiện bị cúm, viêm đường hô hấp và những chỗ đông người ngột
ngạt, có khói thuốc lá.
- Cho trẻ uống nước
ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp từ tủ lạnh như: Kem, đá.
- Tăng cường dinh
dưỡng với thực đơn cân đối của các nhóm dưỡng chất như: Tinh bột, chất đạm,
chất béo và rau củ quả.
- Bổ sung đầy đủ
vitamin và khoáng chất hàng ngày. Đây là những dưỡng chất quan trọng vừa giúp
phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần cũng như tăng cường hệ miễn
dịch.
- Tiêm phòng vắc xin
để phòng chống các loại bệnh cho trẻ.
* Trong nhà trường:
- Tuyên truyền đến cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tốt các hoạt động vệ sinh
cá nhân, vệ sinh môi trường. Là cầu nối giữa nhà trường, gia đình, cộng đồng về
phòng chống dịch bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm, về dịch tả lợn Châu Phi,
không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nghi bị bệnh, thịt lợn bệnh.
- Kiểm soát chặt chẽ
nguồn cung cấp thực phẩm phục vụ ăn bán trú. Yêu cầu các nhà cung cấp thực phẩm
thực hiện nghiêm túc hợp đồng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Điều chỉnh
thực đơn trong tuần, sử dụng các loại thực phẩm đa dạng, phong phú đảm bảo
lượng và chất trong bữa ăn cho trẻ, thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu
thức ăn.
- Tăng cường các biện
pháp phòng chống dịch bệnh như: Phát quang bụi rậm, xử lý rác thải phế liệu,
phun thuốc diệt khuẩn, côn trùng trong khuôn viên nhà trường.
- Chúng ta cần tăng
cường khả năng miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh, đồng thời, thực
hiện ăn uống hợp lý về dinh dưỡng như:
+ Ăn chín, uống
sôi, chọn mua thực phẩm tươi sạch.
+ Không để thức
ăn sống, chín lẫn nhau.
+ Ăn ngay sau khi nấu xong (tốt nhất là 2 giờ đầu);
+ Đun chín kỹ các loại thức ăn khi sử dụng lại.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng.
+ Thức ăn nấu chín phải được bảo quản hợp vệ sinh.
+ Rửa tay với nước sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn
và sau khi đi vệ sinh.
- Các nhóm lớp: Thường
xuyên tuyên truyền và nhắc nhở trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi
chơi và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng đồ chơi hàng
ngày, hàng tuần cho sạch sẽ.
Trên đây
là cách phòng tránh một số bệnh thường gặp khi thời tiêt giao mùa, kính mong
các đồng chí cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thường xuyên gặp gỡ
trao đổi với các bậc phụ huynh và quan tâm tới các cháu trong lớp để chủ động
phòng tránh một số bệnh thường gặp lúc giao mùa được tốt hơn.